CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP HÌNH THỨC VLVH NGÀNH ĐIỆN CÔNG NGHIỆP VÀ DÂN DỤNG

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP

(Ban hành kèm theo Quyết định số 216a /QĐ-YDC ngày 01 tháng  11 năm 2019 của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Công nghệ Y – Dược Việt Nam)

 Tên ngành, nghề:    Điện công nghiệp dân dụng

Mã ngành, nghề:     5520223

Trình độ đào tạo:   Trung cấp

Hình thức đào tạo: Vừa làm vừa học

Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp Trung học phổ thông hoặc tương đương

(Tốt nghiệp Trung học cơ sở thì học thêm phần văn hoá phổ thông theo quy định của Bộ Giáo dục và đào tạo).

Thời gian đào tạo:  15 tháng

  1. Mục tiêu đào tạo:

1.1. Mục tiêu chung:

Đào tạo học sinh/công nhân/kỹ thuật viên Điện dân dụng có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt; có sức khỏe tốt đảm bảo yêu cầu công việc, có hiểu biết và kỹ năng quốc phòng; có khả năng hiểu, trình bày, vận dụng các nguyên lý, nguyên tắc về điện, điện tử đáp ứng các yêu cầu công việc cụ thể đặt ra.

1.2. Mục thiêu cụ thể:

1.2.1. Kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp:

– Kiến thức:

+ Trình bày được khái niệm cơ bản, công dụng, cấu tạo, nguyên lý làm việc của các loại thiết bị điện sử dụng trong nghề Điện;

+ Hiểu được cách đọc các bản vẽ thiết kế của nghề điện;

+ Vận dụng được các nguyên tắc trong lắp đặt phụ tải cho một căn hộ;

+ Vận dụng được những kiến thức cơ sở và chuyên môn để giải thích các tình huống trong lĩnh vực điện;

+ Đạt trình độ A1 Tiếng Anh, trình độ Ứng dụng CNTT cơ bản Tin học.

– Kỹ năng:

+ Lắp đặt được hệ thống điện cho căn hộ đúng yêu cầu kỹ thuật;

+ Lắp đặt, bảo dưỡng, sửa chữa, vận hành được các thiết bị điện

đảm bảo yêu cầu kỹ thuật và an toàn;

+ Sử dụng thành thạo các dụng cụ đo, kiểm tra điện và phát hiện kịp thời

các sự cố về điện;

+ Đọc được bản vẽ sơ đồ thiết kế điện đơn giản;

+ Tự học tập nâng cao trình độ theo đúng chuyên ngành;

+ Có kỹ năng giao tiếp, tổ chức và làm việc nhóm;

+ Hướng dẫn, bồi dưỡng kỹ năng nghề cho thợ bậc thấp.

1.2.2. Chính trị, đạo đức:

+ Có một số kiến thức phổ thông về chủ nghĩa Mác – Lê nin, tư tưởng

Hồ Chí Minh; Hiến pháp và Pháp luật của nhà nước;

+ Có hiểu biết về đường lối chủ trương của Đảng về định hướng phát triển kinh tế – xã hội;

+ Trung thành với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam Xã hội

Chủ nghĩa;

  • Thực hiện đầy đủ trách nhiệm, nghĩa vụ của người công dân, sống và làm việc theo Hiến pháp và Pháp luật;
  • Có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, có ý thức kỷ luật và tác phong công nghiệp;

+ Luôn có ý thức học tập, rèn luyện để nâng cao trình độ đáp ứng nhu cầu của công việc.

1.3. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp:

Sau khi tốt nghiệp học sinh sẽ:

– Trực tiếp tham gia lắp đặt, vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống điện dân dụng và thiết bị điện gia dụng & công nghiệp;

– Làm việc trong các công ty xây lắp điện, xưởng sản xuất, dây chuyền sản cuất.

  1. Khối lượng kiến thức và thời gian khóa học:

– Số lượng môn học, mô đun: 30.

– Khối lượng kiến thức toàn khóa học: 58 tín chỉ

– Khối lượng các môn học chung/đại cương: 180 giờ

– Khối lượng các môn học, mô đun chuyên môn: 735 giờ

– Khối lượng lý thuyết: 343 giờ; Thực hành, thực tập, thí nghiệm: 572 giờ

  1. Nội dung chương trình:
Mã MH/MĐMôn mô đun/ môn họcSố TCThời gian học tập (giờ)Ghi chú
Tổng sốTrong đó
Lý thuyếtThực hành/ thực tập/thí nghiệm/bài tập/thảo luậnThi/Kiểm tra
ICác môn học chung9180691038 
MH01Chính trị23015132 
MH02Pháp luật đại cương115951 
MH03Tin học cơ bản24515291 
MH04Ngoại ngữ49030564 
IICác môn học, mô đun chuyên môn4973527438576 
II.1Môn học, mô đun cơ sở18270126124200
MĐ05An toàn điện23010182 
MĐ06Mạch điện34520214 
MĐ07Tín hiệu và phương thức truyền dẫn23018102 
MĐ08Vẽ kỹ thuật23015132 
MĐ09Vật liệu điện23015132 
MĐ10Khí cụ điện23018102 
MĐ11Điện tử cơ bản34520214 
MĐ12Kỹ thuật điều khiển tự động23010182 
II.2Môn học, mô đun chuyên môn23345108197400
MĐ13Đo lường điện23010146 
MĐ14Máy biến áp34520205 
MĐ15Động cơ điện xoay chiều không đồng bộ một pha34518198 
MĐ16Máy phát điện xoay chiều đồng bộ một pha23015105 
MĐ17Mạch điện chiếu sáng cơ bản23015114 
MĐ18Thiết bị lạnh gia dụng34515228 
MĐ19Trang bị điện 134515264 
MĐ20Thực tập tốt nghiệp5750750 
II.3Môn học, mô đun tự chọn8120406416 
MĐ21Quấn dây máy điện nâng cao23010164 
MĐ22Điều khiển điện – khí nén23010164 
MĐ23Kỹ thuật nguội23010164 
MĐ24Kỹ thuật lắp đặt điện23010164 
MĐ25Điện tử công suất23010164 
MĐ26Chuyên đề điều khiển lập trình  cỡ nhỏ23010164 
MĐ27Thiết kế mạch bằng máy tính23010164 
MĐ28Kỹ thuật số23010164 
MĐ29Kỹ thuật cảm biến23010164 
MĐ30Vi xử lý23010164 
Tổng cộng:5891534348884 
  1. Hướng dẫn thực hiện chương trình

4.1. Hướng dẫn xác định thời gian và nội dung cho các hoạt động ngoại khóa

Để sinh viên có nhận thức đầy đủ về nghề nghiệp đang theo học, nhà trường có thể:

+ Trước khi đi thực tập tại các đơn vị, doanh nghiệp học sinh được thực hành tại xưởng;

+ Học sinh có thể thực tế tại các doanh nghiệp, tham gia các hội thảo, cuộc thi chuyên môn, giao lưu, gặp gỡ;

– Thời gian và nội dung hoạt động giáo dục ngoại khóa được bố trí ngoài thời gian chính khóa như sau:

STTNội dungThời gian
1Thể dục, thể thao5 giờ đến 6 giờ, 17 giờ đến 18 giờ hàng ngày
2Văn hóa, văn nghệ:

– Qua các phương tiện thông tin đại chúng

– Sinh hoạt tập thể

 

Ngoài giờ học hàng ngày từ 19 giờ đến 21 giờ

3Hoạt động thư viện:

Ngoài giờ học, sinh viên có thể đến thư viện đọc sách và tham khảo tài liệu

Tất cả ngày làm việc trong tuần
4Vui chơi, giải trí và các hoạt động đoàn thểTất cả các ngày  trong tuần (trừ giờ học chính khóa)
5Tham quan, dã ngoạiMỗi kỳ học 1 lần
6Thực tế chuyên mônTất cả các ngày  trong tuần

4.2 Hướng dẫn kiểm tra hết môn học, modul

Thực hiện theo thông tư 09/2017/TT-BLĐTBXH ngày 13 tháng 03 năm 2017 của Bộ Lao động –  Thương binh xã hội Quy định việc tổ chức thực hiện chương trình đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng theo niên chế hoặc theo phương thức tích lũy mô-đun hoặc tín chỉ; quy chế kiểm tra, thi, xét công nhận tốt nghiệp. Chi tiết quy định trong chương trình các môn học, modul.

4.3.  Hướng dẫn thi tốt nghiệp và xét công nhận tốt nghiệp

Thực hiện theo thông tư 09/2017/TT-BLĐTBXH ngày 13 tháng 03 năm 2017 của Bộ Lao động –  Thương binh xã hội Quy định việc tổ chức thực hiện chương trình đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng theo niên chế hoặc theo phương thức tích lũy mô-đun hoặc tín chỉ

Người học tích lũy đủ các môn học tương đương 58 tín chỉ của chương trình sẽ được xét công nhận và cấp bằng tốt nghiệp theo quy định.

 4.4 Các chú ý khác

– Sau khi lựa chọn các môn học, mô đun tự chọn, Nhà trường có thể sắp xếp lại thứ tự các môn học, mô đun trong chương trình đào tạo để thuận lợi cho việc quản lý.

– Có thể sử dụng một số môn học, mô đun đào tạo trong chương trình khung nêu trên để xây dựng chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp nhưng phải tạo điều kiện thuận lợi cho người học có thể học liên thông lên trình độ trung cấp và cao đẳng theo Luật giáo dục nghề nghiệp.

           – Dựa theo chương trình này, khi đào tạo liên thông từ trình độ trung cấp lên cao đẳng, cần giảng dạy bổ sung những môn học, mô đun trong chương trình trung cấp không đào tạo./.

Đà Nẵng, ngày 01 tháng 11 năm 2019
HIỆU TRƯỞNG

(Đã ký)

ThS. Nguyễn Văn Tuấn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *