Chế độ phụ cấp trực ngành y tế mới nhất năm 2020

Chế độ phụ cấp trực ngành y tế mới nhất năm 2020

Năm 2020, các bác sĩ, y sĩ, điều dưỡng cũng như những người làm việc tại các cơ sở y tế sẽ áp dụng chế độ phụ cấp trực, bồi dưỡng mới nhất.

Chế độ phụ cấp thường trực của y, bác sĩ, nhân viên công tác trong cơ sở y tế được quy định cụ thể Tại Điều 2 Quyết định số 73/2011/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ ngày 28 tháng 12 năm 2011, quy định chế độ phụ cấp thường trực của y, bác sĩ, nhân viên công tác trong cơ sở y tế về một số chế độ phụ cấp đặc thù đối với công chức, viên chức, người lao động trong các cơ sở y tế công lập.

Chế độ phụ cấp đối với người lao động tham gia thường trực

– Đối với người lao động thường trực 24/24 giờ:

+ Mức phụ cấp là 115 ngàn đồng/người/1 phiên trực đối với lao động thường trực trong bệnh viện hạng đặc biệt, hạng I.

+ Mức phụ cấp là 90 ngàn đồng/1 người/1 phiên trực đối với người lao động thường trực trong bệnh viện hạng II.

+ Mức phụ cấp là 65 ngàn đồng/1 người/1 phiên trực, đối với người lao động thường trực trong bệnh viện hạng III, hạng IV và các cơ sở khác tương đương.

+ Mức phụ cấp là 65 ngàn đồng/1 người/1 phiên trực đối với người lao động thường trực trong các trạm y tế xã, trạm y tế, bệnh xá quân dân y.

– Đối với người lao động thường trực làm việc theo ca 12/24 giờ:

Mức phụ cấp được tính bằng một nửa (0.5 lần) so với mức phụ cấp khi trực ca 24/24 giờ.

– Đối với người lao động thường trực làm việc theo ca 16/24 giờ:

Mức hưởng được tính bằng 0.75 lần so với mức phụ cấp thường trực 24/24 giờ.

Nếu người lao động trực trong khu vực hồi sức cấp cứu, khu vực chắc sóc đặc biệt,  mức phụ cấp được tính bằng 1.5 lần so với mức phụ cấp nếu trên.

Nếu trực ca vào ngày nghỉ hàng tuần thì mức phụ cấp được tính bằng 1.3 lần mức quy định

Nếu trực ca trong những ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết thì mức trợ cấp là 1.8 lần mức quy định.

– Đối với những người làm việc trong cơ sở chữa bệnh được thành lập theo quy định về xử lý vi phạm hành chính và cơ sở điều dưỡng người khuyết tật, thương binh, bệnh binh:

+ Mức phụ cấp thường trực vào ngày thường ở các khu vực thông thường là 90 ngàn đồng (đối với cơ sở được xếp hạng I), 65 ngàn đồng (đối với cơ sở được xếp hạnh II hạng III).

+ Mức phụ cấp thường trực vào ngày thường ở các khu vực phục hồi sức khỏe, điều trị cắt cơn, giải độc hoặc khu vực cách ly bệnh truyền nhiễm sẽ được tính bằng 1,5 lần mức phụ cấp trên.

* Một số chế độ bồi dưỡng khác:

– Chế độ hỗ trợ tiền ăn: 15 ngàn đồng/1 người/1 phiên trực (đối với người lao động làm công tác thường trực 24/24h)

– Chế độ nghỉ bù:

+ Ngày nghỉ hằng tuần được nghỉ bù 01 ngày, vào các ngày lễ, Tết được nghỉ bù 02 ngày (đối với người trực 24/24h)

+ Được nghỉ ít nhất 12 giờ tiếp theo ( đối với người thường trực theo ca 12/24 giờ hoặc ca 16/24 giờ)

Những cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cần bổ sung thêm người lao động làm việc vào giờ nghỉ trên thì phải trả tiền lương thêm. Trong trường hợp làm ca đêm thì phải trả tiền lương làm việc vào ban đêm.

Chế độ phụ cấp trực ngành y tế mới nhất năm 2020
Chế độ phụ cấp đối với người lao động tham gia thường trực có sự khác nhau nhất định

Nguyên tắc chế độ thường trực đối với người làm việc trong các cơ sở y tế công lập

Trong cơ sở khám chữa bệnh, Thủ trưởng chính là người có trách nhiệm, quyền hạn phân công, bố trí nhân lực cho các ca trực. Thủ trưởng có thể là Giám đốc bệnh viện, Giám đốc trung tâm chữa bệnh bắt buộc, Giám đốc trung tâm điều dưỡng phục hồi, trưởng trạm y tế xã,…).

Người này sẽ trực tiếp xem xét tình hình thực tế của đơn vị mình (nhân lực, tình hình công tác các khoa, các bộ phận,…) để tiến hành phân công công việc theo ca. Hoặc bố trí làm thêm giờ. Trong trường hợp thiếu hụt nguồn nhân lực, không có người bố trí theo ca, làm thêm giờ, Thủ trưởng sẽ có kế hoạch bố trí cán bộ, y bác sĩ, người lao động trực 24/24h.

Riêng đối với các khoa, khu vực đặc biệt (khoa cấp cứu, khoa hồi sức cấp cứu, khoa hồi sức sơ sinh, khoa phẫu thuật gây mê hồi sức, khoa chống độc, khoa chăm sóc trẻ sơ sinh sinh non, khu vực chăm sóc bệnh nhân tâm thần cấp tính,….) Thủ trưởng sẽ căn cứ vào tình hình thực tế để bố trí người lao động đảm bảo. Theo đó, với ngày làm việc 3 ca, mỗi ca làm việc 8 tiếng; với ngày làm việc gồm 2 ca, 1 ca làm việc theo giờ hành chính 8 tiếng, 1 ca làm việc 16 giờ, hoặc 2 ca mỗi ca làm việc 12 giờ.              

Chế độ phụ cấp trực ngành y tế mới nhất năm 2020
Thủ trưởng chính là người có trách nhiệm, quyền hạn phân công, bố trí nhân lực cho các ca trực                                     

Định mức nhân lực tại các phiên trực

Tùy theo từng loại cơ sở khám chữa bệnh mà định mức nhân lực tại mỗi ca trực sẽ có sự thay đổi nhất định. Theo đó:

Đối với cơ sở khám chữa bệnh có giường bệnh:

Trong một ca trực cần phải đảm bảo có người trực là lãnh đạo, trực lâm sàng, trực cận lâm sàng, trực hậu cần. Cụ thể, đối với bệnh viện đặc biệt, bệnh viện hạng 1, số người thường trực phải đảm bảo 14 người/1 phiên trực/100 giường bệnh; đối với bệnh viện hạng II, hạng III, số người thường trực phải đảm bảo 13 người/1 phiên trực/100 giường bệnh; đối với bệnh viện hạng IV, bệnh viện chưa được xếp hạng, số lượng người thường trực phải đảm bảo 12 người/1 phiên trực/100 giường bệnh.

Trường hợp bệnh viện có quy mô 70 – 100 giường bệnh cần bố trí 11 người/1 phiên trực. Trường hợp bệnh viện có ít hơn 70 giường bệnh thì bố trí 10 người/1 phiên trực. Khi bệnh viện quá tải người bệnh, thủ trưởng có thể phân công số người trong ca trực cao hơn, nhưng tối đa cũng không được vượt quá tỷ lệ quá tải của bệnh viện. Căn cứ vào dự toán ngân sách được giao, các nguồn thu từ việc tụ chủ tài chính bệnh viện, tình hình sử dụng giường bệnh,…. để quyết định số lượng người trực trong ca làm việc.

Đối với trạm y tế xã:

Trong một phiên trực, số người được bố trí có thể là 01 – 02. Khi có người cấp cứu, cần phải chuyển người bệnh lên tuyến trên cần phải có cán bộ y tế đi kèm. Nếu không đủ số lượng người đáp ứng công việc, trưởng trạm y tế có thể bố trí thêm người trực thêm giờ, và trả chế độ đầy đủ.

Đối với các bệnh xá quân dân y:

Định mức nhân lực áp dụng trong ca trực có sự thay đổi phù hợp. Theo đó, tại bệnh xá quân dân y có quy mô dưới 10 giường bệnh, bố trí 02 người trong một phiên trực; tại bệnh xá quân dân y có quy mô từ 10 giường bệnh đến dưới 20 giường bệnh bố trí 03 người trong một phiên trực; tại bệnh xá quân dân y có quy mô trên 20 giường bệnh, bố trí 05 người trong một phiên trực.

Đối với cơ sở chữa bệnh được thành lập theo quy định về xử phạt hành chính (cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở chữa bệnh bắt buộc..), cơ sở điều dưỡng người khuyết tật, thương binh, bệnh binh:

Việc phân bố người trực đối với cơ sở hạng I tối đa là 24 người/phiên trực, đối với cơ sở hạng II tối đa là 16 người/phiên trực, đối với cơ sở hạng II tối đa là 10 người/phiên trực.

Nếu trong trường hợp cần huy động nguồn nhân lực để tham gia chống dịch bệnh tại các cơ sở khám chữa bệnh luôn có người trực 24/24h để đáp ứng công tác khám, chữa bệnh cũng như phòng, chống dịch bệnh.

(Tổng hợp)

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *