CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG HÌNH THỨC VLVH NGÀNH KỸ THUẬT XÂY DỰNG

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

(Ban hành kèm theo Quyết định số 216a/QĐ-YDC ngày 01 tháng 11 năm 2019 của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Công nghệ Y – Dược Việt Nam)

 Tên ngành, nghề: KỸ THUẬT XÂY DỰNG

Mã ngành, nghề: 6510104

Trình độ đào tạo: Cao đẳng

Hình thức đào tạo: Vừa làm vừa học

Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp Trung học phổ thông và tương đương;

Thời gian đào tạo: 24 tháng

  1. Mục tiêu đào tạo

1.1. Mục tiêu chung:

– Mục tiêu ngành CNKT Xây dựng là đào tạo ra nguồn nhân lực kỹ thuật có chất lượng cao, có trình độ tay nghề đạt chuẩn để tham gia trực tiếp vào quá trình thiết kế kết cấu và thi công công trình xây dựng, đáp ứng được đòi hỏi của sự phát triển kinh tế – xã hội, đáp ứng được yêu cầu sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.

– Đào tạo ra nguồn nhân lực kỹ thuật có chất lượng cao, có trình độ tay nghề đạt chuẩn để tham gia trực tiếp vào quá trình thiết kế và thi công công trình, đáp ứng được đòi hỏi của sự phát triển kinh tế – xã hội, đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Do đó chương trình đào tạo của ngành Xây dựng sẽ chú trọng đến kỹ năng thực hành và nội dung đào tạo được mở rộng. Ngoài việc trang bị cho người học các kiến thức cơ bản chung về thiết kế và thi công công trình cầu đường, chương trình còn cung cấp những kiến thức thuộc các lĩnh vực chuyên ngành liên quan như: lập dự toán, thanh quyết toán công trình, trắc đạc, thí nghiệm trong xây dựng.

1.2. Mục tiêu cụ thể:   

1.2.1.  Kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp.

– Kiến thức:

+ Giúp Sinh viên ngành xây dựng  trong công việc học tập và thực hành  xây dựng;

+ Hiểu biết phương pháp  bên xây dựng, thực hiện vẽ và tính toán khối lượng, kết cấu;

+ Nắm vững phương pháp học tập để có thể là người thợ xây và giám sát các công trình;

+ Nêu được các quy định của bản vẽ thiết kế công trình xây dựng; trình bày đựơc phương pháp đọc một bản vẽ thiết kế;

+ Trình bày được các kiến thức cơ bản và chuyên môn của các công việc của nghề Kỹ thuật xây dựng (đào móng, xây gạch, trát, lát, láng, ốp, gia công, lắp dựng và tháo dỡ cốp pha, giàn giáo, gia công lắp đặt cốt thép, trộn đổ đầm bê tông, lắp đặt các cấu kiện loại nhỏ, lắp đặt thiết bị vệ sinh, bả ma tít, sơn vôi ) nhằm phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, nâng cao năng suất lao động, tiết kiệm và hạ giá thành sản phẩm;

+ Nêu được quy trình thi công các công việc được giao thực hiện;

+ Nêu được ứng dụng một số thành tựu kỹ thuật – công nghệ, vật liệu mới ở một phạm vi nhất định vào thực tế nơi làm việc;

+ Tổ chức sản xuất và tìm kiếm việc làm;

+ Nêu được trình tự, phương pháp lập dự  toán các công việc của nghề.

– Kỹ năng:

+ Đọc được bản vẽ kỹ thuật và phát hiện được các lỗi thông thường của bản vẽ kỹ thuật;

+ Sử dụng được các loại máy, dụng cụ và một số thiết bị chuyên dùng trong nghề xây dựng;

+ Làm được được các công việc của nghề kỹ thuật xây dựng như: đào móng, xây gạch, trát, lát, láng, ốp, gia công, lắp dựng và tháo dỡ cốp pha, giàn giáo, gia công lắp đặt cốt thép, trộn đổ đầm bê tông, lắp đặt các cấu kiện loại nhỏ, lắp đặt thiết bị vệ sinh, bạ mát tít, sơn vôi và một số công việc khác: lắp đặt mạng điện sinh hoạt, lắp đặt đường ống cấp, thoát nước trong nhà;

+ Làm việc độc lập, tổ chức làm việc theo nhóm;

+ Tính được khối lượng, vật liệu, nhân công và tổ chức thi công các công việc của nghề;

+ Sáng tạo, ứng dụng kỹ thuật, công nghệ vào công việc thực tế của nghề và sử lý được những vấn đề phức tạp của nghề nảy sinh trong quá trình làm việc.

1.2.2. Chính trị, đạo đức:

+ Chấp hành chủ trương, chính sách và pháp luật của Nhà nước;

+ Xác định rõ trách nhiệm của cá nhân đối vơí tập thể và xã hội;

+ Luôn có ý thức học tập, rèn luyện để nâng cao trình độ đáp ứng nhu cầu của công việc.

1.3. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp: 

+ Làm thợ thực hiện các công việc thuộc lĩnh vực xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp thuộc các doanh nghiệp xây dựng;

+ Tự tổ chức tổ/nhóm thợ thực hiện các công việc của nghề xây dựng;

+ Giáo viên trong các cơ sở đào tạo nghề.

– Sau khi tốt nghiệp, người học có thể làm việc  các công ty xây dựng ,ban quản lí dự án, và các công ty liên quan đến xây dựng. Đồng thời có khả năng học tập nghiên cứu nâng cao trình độ nhằm đáp ứng yêu cầu nghề nghiệp trong ngành xây dựng hiện nay.

– Sinh viên tốt nghiệp có cơ hội học chuyển tiếp theo hệ liên thông đại học hoặc hệ hoàn chỉnh đại học của các trường Đại học.

– Sinh viên có khả năng chuyển đổi chuyên ngành hoặc học thêm chuyên ngành thứ 2 phù hợp với ngành đào tạo.

– Có khả năng tự học để thích ứng với môi trường làm việc và khả năng học tập suốt đời.

– Sinh viên tốt nghiệp có đủ kiến thức, kỹ năng và phẩm chất để làm việc tại các công ty tư vấn thiết kế, công ty xây lắp, các ban quản lý dự án, các sở, phòng quản lý đô thị, kiến trúc, xây dựng, cơ sở hạ tầng, giao thông vận tải và xây dựng, các đội thi công công trình xây dựng…cụ thể như sau:

+ Đơn vị thi công xây dựng: Cán bộ kỹ thuật phụ trách tổ, đội thi công.

+ Đơn vị tư vấn khảo sát, thiết kế: Họa viên kết cấu, kiến trúc; cán bộ lập dự toán; chuyên viên thiết kế các bộ phận, các kết cấu đơn giản; chuyên viên khảo sát địa hình, địa chất thủy văn…

+ Đơn vị tư vấn quản lý xây dựng: Cán bộ quản lý, giám sát thi công.

+ Phòng thí nghiệm, kiểm định chất lượng công trình: Thí nghiệm viên

  1. Khối lượng kiến thức và thời gian khóa học:

– Số lượng môn học, mô đun:            42

– Khối lượng kiến thức toàn khóa học: 83 Tín chỉ

– Khối lượng các môn học chung/đại cương: 300 giờ

– Khối lượng các môn học, mô đun chuyên môn: 1486 giờ

– Khối lượng lý thuyết: 432 giờ; Thực hành, thực tập, thí nghiệm: 1364 giờ

  1. Nội dung chương trình:
Mã MH/ MĐ Tên môn học/mô đun Số tín chỉ Thời gian học tập (giờ) Ghi chú
  Trong đó
Tổng số Lý thuyết Thực hành/ thực tập/thí nghiệm/bài tập/thảo luận Thi/Kiểm tra
I Các môn học chung 12 300 116 169 15
MH01 Chính trị 3 75 41 29 5
MH02 Pháp luật 2 30 18 10 2
MH03 Tin học 2 75 15 58 2
MH04 Ngoại ngữ (Anh văn) 5 120 42 72 6
II Các môn học, mô đun chuyên môn 71 1486 316 1114 66
II.1 Môn học, mô đun cơ sở 19 285 105 158 22
MĐ05 Vẽ kỹ thuật 4 60 20 36 4
 MĐ06 An toàn lao động 2 30 10 17 3
 MĐ07 Điện kỹ thuật 2 30 15 12 3
 MĐ08 Vật liệu xây dựng 2 30 18 9 3
 MĐ09 Tổ chức sản xuất 1 15 5 9 1
 MĐ10 Kỹ năng giao tiếp 2 30 10 18 2
 MĐ11 Địa chất công trình 2 30 12 16 2
 MĐ12 Cơ học đất 4 60 15 41 4
II.2 Môn học, mô đun chuyên môn 46 1195 205 950 38
 MĐ13 Sức bền vật liệu 2 30 10 18 2
 MĐ14 Anh văn chuyên ngành 2 30 10 18 2
 MĐ15 Dự toán 3 45 12 31 2
 MĐ16 Tin học chuyên ngành 2 30 10 18 2
 MĐ17 Cơ học kết cấu 2 45 26 15 2
 MĐ18 Trắc địa 4 60 15 43 2
 MĐ19 Máy xây dựng 2 30 10 18 2
 MĐ20 Cấp thoát nước 2 30 10 18 2
 MĐ21 Kết cấu bê tông cốt thép 3 75 18 55 2
 MĐ22 Đồ án Kết cấu bê tông cốt thép 1 1 45 0 43 2
 MĐ23 Nền và móng 3 75 18 55 2
 MĐ24 Kiến trúc các công trình dân dụng 2 45 15 26 4
 MĐ25 Kỹ thuật thi công 1 3 75 18 55 2
 MĐ26 Đồ án kỹ thuật thi công 1 1 45 0 43 2
 MĐ27 Tổ chức thi công 3 75 18 55 2
 MĐ28 Đồ án Tổ chức thi công 1 45 0 43 2
 MĐ29 Hoàn công, thanh toán, quyết toán công trình 2 45 15 26 4
 MĐ30 Thực tập xây dựng 3 145 0 145 0
 MĐ31 Thực tập tốt nghiệp 5 225 0 225 0
II.2 Môn học, mô đun tự chọn 6 165 33 124 8  
MĐ32 Thủy lực – Thủy văn 4 60 15 41 4
 MĐ33 Kinh tế xây dựng 4 60 15 41 4
 MĐ34 Kỹ thuật thi công 2 3 75 18 55 2
 MĐ35 Đồ án Kỹ thuật thi công 2 1 45 0 43 2
 MĐ36 Thiết kế cầu 3 75 18 55 2
 MĐ37 Đồ án Thiết kế cầu 1 45 0 43 2
 MĐ38 Xây dựng cầu 4 60 15 41 4
 MĐ39 Kết cấu gạch, đá 2 45 15 26 4
 MĐ41 Kết cấu bê tông cốt thép 2 3 75 18 55 2
 MĐ42 Đồ án Kết cấu bê tông cốt thép 2 1 45 0 43 2
 MĐ43 Môi trường 2 45 15 26 4
Tổng cộng  83 1786 432 1283 81

 

  1. Hướng dẫn thực hiện chương trình

4.1. Hướng dẫn xác định thời gian và nội dung cho các hoạt động ngoại khóa

Để sinh viên có nhận thức đầy đủ về nghề nghiệp đang theo học, nhà trường có thể:

+ Trước khi đi thực tập tại các đơn vị, doanh nghiệp sinh viên được thực hành tại xưởng;

+ Sinh viên có thể thực tế tại các doanh nghiệp, tham gia các hội thảo, cuộc thi chuyên môn, giao lưu, gặp gỡ;

– Thời gian và nội dung hoạt động giáo dục ngoại khóa được bố trí ngoài thời gian chính khóa như sau:

STT Nội dung Thời gian
1 Thể dục, thể thao 5 giờ đến 6 giờ, 17 giờ đến 18 giờ hàng ngày
2 Văn hóa, văn nghệ:

– Qua các phương tiện thông tin đại chúng

– Sinh hoạt tập thể

 

Ngoài giờ học hàng ngày từ 19 giờ đến 21 giờ

3 Hoạt động thư viện:

Ngoài giờ học, sinh viên có thể đến thư viện đọc sách và tham khảo tài liệu

Tất cả ngày làm việc trong tuần
4 Vui chơi, giải trí và các hoạt động đoàn thể Tất cả các ngày  trong tuần (trừ giờ học chính khóa)
5 Tham quan, dã ngoại Mỗi kỳ học 1 lần
6 Thực tế chuyên môn Tất cả các ngày  trong tuần

 

4.2 Hướng dẫn kiểm tra hết môn học, modul

Thực hiện theo thông tư 09/2017/TT-BLĐTBXH ngày 13 tháng 03 năm 2017 của Bộ Lao động –  Thương binh xã hội Quy định việc tổ chức thực hiện chương trình đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng theo niên chế hoặc theo phương thức tích lũy mô-đun hoặc tín chỉ; quy chế kiểm tra, thi, xét công nhận tốt nghiệp. Chi tiết quy định trong chương trình các môn học, modul.

4.3.  Hướng dẫn thi tốt nghiệp và xét công nhận tốt nghiệp

Thực hiện theo thông tư 09/2017/TT-BLĐTBXH ngày 13 tháng 03 năm 2017 của Bộ Lao động –  Thương binh xã hội Quy định việc tổ chức thực hiện chương trình đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng theo niên chế hoặc theo phương thức tích lũy mô-đun hoặc tín chỉ

Người học tích lũy đủ các môn học tương đương 83 tín chỉ của chương trình sẽ được xét công nhận và cấp bằng tốt nghiệp theo quy định.

 4.4 Các chú ý khác

– Sau khi lựa chọn các môn học, mô đun tự chọn, Nhà trường có thể sắp xếp lại thứ tự các môn học, mô đun trong chương trình đào tạo để thuận lợi cho việc quản lý.

– Có thể sử dụng một số môn học, mô đun đào tạo trong chương trình khung nêu trên để xây dựng chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp nhưng phải tạo điều kiện thuận lợi cho người học có thể học liên thông lên trình độ trung cấp và cao đẳng theo Luật giáo dục nghề nghiệp.

– Dựa theo chương trình này, khi đào tạo liên thông từ trình độ trung cấp lên cao đẳng, cần giảng dạy bổ sung những môn học, mô đun trong chương trình trung cấp không đào tạo./.

Đà Nẵng, ngày 01 tháng 11 năm 2019
HIỆU TRƯỞNG

(Đã ký)

ThS. Nguyễn Văn Tuấn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *