CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG HÌNH THỨC VLVH NGÀNH KẾ TOÁN

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

(Ban hành kèm theo Quyết định số 216a /QĐ-YDC ngày 01 tháng 11 năm 2019 của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Công nghệ Y – Dược Việt Nam)

Tên ngành, nghề:    Kế toán

Mã ngành, nghề: 6340301

Trình độ đào tạo: Cao đẳng

Hình thức đào tạo: Vừa làm vừa học

Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp Trung học phổ thông hoặc tương đương

Thời gian đào tạo: 24 tháng

  1. Mục tiêu đào tạo

1.1. Mục tiêu chung:

Đào tạo kế toán viên trình độ cao đẳng có phẩm chất chính trị, có ý thức tổ chức kỷ luật, đạo đức nghề nghiệp; có sức khỏe tốt; nắm vững kiến thức cơ bản, cơ sở, có kỹ năng thực hành về nghiệp vụ kế toán, đủ khả năng giải quyết những vấn đề thông thường về chuyên môn kế toán và tổ chức công tác kế toán ở các đơn vị, đồng thời có khả năng học tập, nghiên cứu để nâng cao trình độ nhằm đáp ứng yêu cầu nghề nghiệp trong điều kiện của nền kinh tế thị trường.

1.2. Mục tiêu cụ thể:   

  1. Kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp:

– Kiến thức:

+ Sau khi đào tạo đảm bảo người học hiểu và vận dụng kiến thức cơ bản về kinh tế, tài chính trong việc thực hiện nghề kế toán;

+ Vận dụng được các quy định về kế toán, kiểm toán trong việc thực hiện nghiệp vụ của nghề;

+ Vận dụng được tin học, ngoại ngữ vào thực hiện nghiệp vụ kế toán;

+ Vận dụng hệ thống chứng từ, tài khoản và hình thức kế toán vào thực tiễn;

+ Xác định cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán phù hợp với từng loại hình doanh nghiệp và tại các đơn vị hành chính sự nghiệp;

+ Cập nhật các chính sách phát triển kinh tế và các chế độ về tài chính, kế toán, thuế vào công tác kế toán tại doanh nghiệp và các đơn vị hành chính sự nghiệp;

+ Phân tích và đánh giá tình hình hoạt động tài chính của doanh nghiệp.

– Kỹ năng:

+ Lập chứng từ, kiểm tra, phân loại, xử lý được chứng từ kế toán;

+ Sử dụng chứng từ kế toán trong ghi sổ kế toán tổng hợp và chi tiết;

+ Tổ chức công tác tài chính kế toán phù hợp với từng doanh nghiệp và tại các đơn vị hành chính sự nghiệp;

+ Lập báo cáo kế toán tài chính và báo cáo thuế của doanh nghiệp và các đơn vị hành chính sự nghiệp;

+ Thiết lập mối quan hệ với ngân hàng và các tổ chức tín dụng;

+ Sử dụng phần mềm kế toán trong việc thực hiện nghiệp vụ kế toán doanh nghiệp và kế toán tại các đơn vị hành chính sự nghiệp;

+ Kiểm tra, đánh giá công tác tài chính, kế toán của doanh nghiệp và các đơn vị hành chính sự nghiệp;

+ Kỹ năng cung cấp thông tin kinh tế về hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị để phục vụ cho yêu cầu lãnh đạo và quản lý kinh tế ở đơn vị;

+ Rèn luyện cho người học lòng yêu nghề, có ý thức tổ chức kỷ luật, tác phong công nghiệp để thực hiện tốt các nhiệm vụ của nghề kế toán doanh nghiệp

+ Khả năng làm việc độc lập, tổ chức làm việc theo nhóm hiệu quả;

+ Khả năng tự tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học lên trình độ cao hơn sau khi tốt nghiệp.

  1. Chính trị, đạo đức:

+ Có hiểu biết về một số kiến thức cơ bản về chủ nghĩa Mác – Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh; Hiến pháp, Pháp luật của nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam;

+ Có hiểu biết về đường lối phát triển kinh tế của Đảng, thành tựu và định hướng phát triển công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước;

+ Giáo dục cho người học lòng yêu nước, yêu Chủ nghĩa Xã hội và những hiểu biết cần thiết về quốc phòng toàn dân để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam Xã hội Chủ nghĩa;

+ Có đạo đức, yêu nghề và có lương tâm nghề nghiệp;

+ Có ý thức tổ chức kỷ luật và tác phong công nghiệp, nghiêm túc, trung thực, cẩn thận, tỷ mỷ, chính xác;

+ Tuân thủ các quy định của luật kế toán, tài chính, chịu trách nhiệm cá nhân đối với nhiệm vụ được giao;

+ Có tinh thần tự học, tự nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng nhu cầu của công việc.

1.3. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp:

– Thực hiện được công việc kế toán tại các doanh nghiệp sản xuất, thương mại, kinh doanh dịch vụ và các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu;

– Thực hiện được công việc kế toán tại các đơn vị hành chính sự nghiệp.

  1. Khối lượng kiến thức và thời gian khóa học:

– Số lượng môn học, mô đun:            41

– Khối lượng kiến thức toàn khóa học: 96 Tín chỉ

– Khối lượng các môn học chung/đại cương: 300 giờ

– Khối lượng các môn học, mô đun chuyên môn: 1290 giờ

– Khối lượng lý thuyết: 521 giờ; Thực hành, thực tập, thí nghiệm: 889 giờ

  1. Nội dung chương trình:

 

Mã MH/MĐMôn mô đun/ môn họcSố TCThời gian học tập (giờ)Ghi chú

 

 

Tổng sốTrong đó
Lý thuyếtThực hành/ thực tập/thí nghiệm/bài tập/thảo luậnThi/Kiểm tra
ICÁC MÔN HỌC, MODUL CHUNG1330011616915 
MH01Chính trị37541295 
MH02Pháp luật23018102 
MH03Tin học37515582 
MH04Ngoại ngữ (Anh văn)512042726 
IICÁC MÔN HỌC, MÔ ĐUN CHUYÊN MÔN70129040580580 
II.1CÁC MÔN HỌC, MÔ ĐUN CƠ SỞ172858917620 
MĐ05Kỹ năng mềm 123010182 
MĐ06Kỹ năng mềm 223010182 
MĐ07Tin học chuyên ngành23010182 
MĐ08Toán Ứng dụng23012144 
MĐ09Đạo đức Nghề nghiệp23010182 
MĐ10Phương pháp nghiên cứu KH23010182 
MĐ11Marketing căn bản23012144 
MĐ12Anh văn chuyên ngành37515582 
II.2CÁC MÔN HỌC, MÔ ĐUN CHUYÊN MÔN4791527758454 
MĐ13Luật kinh tế23015132 
MĐ14Kinh tế vi mô34520214 
MĐ15Kinh tế vĩ mô23015132 
MĐ16Quản trị học23015132 
MĐ17Tài chính doanh nghiệp34521204 
MĐ18Nguyên lý thống kê23013134 
MĐ19Nguyên lý kế toán34521204 
MĐ20Lý thuyết tài chính tiền tệ23015132 
MĐ21Kế toán quản trị chi phí23015132 
MĐ22Kế toán máy36015405 
MĐ23Kế toán tài chính doanh nghiệp47530405 
MĐ24Kế toán xây dựng cơ bản36015405 
MĐ25Kế toán thương mại dịch vụ23013152 
MĐ26Kế toán hành chính sự nghiệp23013152 
MĐ27Tổ chức công tác kế toán36015405 
MĐ28Phân tích hoạt động kinh doanh23013152 
MĐ29Thuế nhà nước23013152 
MĐ30Thực tập tốt nghiệp522502250 
II.3CÁC MÔN HỌC, MÔ ĐUN TỰ CHỌN (6TC)690394560
MĐ31Kinh tế bảo hiểm23013152 
MĐ32Kinh tế quốc tế23013152 
MĐ33Thị trường chứng khoán23013152 
MĐ34Quản trị Marketing23013152 
MĐ35Kênh phân phối và bán hàng23013152 
MĐ36Quản trị dự án đầu tư23013152 
MĐ37Thanh toán quốc tế23013152 
MĐ38Phân tích tài chính23013152 
MĐ39Kiểm toán23013152 
MĐ40Quản trị tài chính23013152 
MĐ41Kế toán thuế23013152 
Tổng cộng

 

831590521974950
  1. Hướng dẫn thực hiện chương trình

4.1. Hướng dẫn xác định thời gian và nội dung cho các hoạt động ngoại khóa

Để sinh viên có nhận thức đầy đủ về nghề nghiệp đang theo học, nhà trường có thể:

+ Trước khi đi thực tập tại các đơn vị, doanh nghiệp sinh viên được thực hành trên chứng từ, sổ sách giấy tờ;

+ Sinh viên có thể thực tế trên mô hình phòng kế toán ảo;

– Thời gian và nội dung hoạt động giáo dục ngoại khóa được bố trí ngoài thời gian chính khóa như sau:

STTNội dungThời gian
1Thể dục, thể thao5 giờ đến 6 giờ, 17 giờ đến 18 giờ hàng ngày
2Văn hóa, văn nghệ:

– Qua các phương tiện thông tin đại chúng

– Sinh hoạt tập thể

 

Ngoài giờ học hàng ngày từ 19 giờ đến 21 giờ

3Hoạt động thư viện:

Ngoài giờ học, sinh viên có thể đến thư viện đọc sách và tham khảo tài liệu

Tất cả ngày làm việc trong tuần
4Vui chơi, giải trí và các hoạt động đoàn thểTất cả các ngày  trong tuần (trừ giờ học chính khóa)
5Tham quan, dã ngoạiMỗi kỳ học 1 lần
6Thực tế chuyên mônTất cả các ngày  trong tuần

4.2 Hướng dẫn kiểm tra hết môn học, modul

Thực hiện theo thông tư 09/2017/TT-BLĐTBXH ngày 13 tháng 03 năm 2017 của Bộ Lao động –  Thương binh xã hội Quy định việc tổ chức thực hiện chương trình đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng theo niên chế hoặc theo phương thức tích lũy mô-đun hoặc tín chỉ; quy chế kiểm tra, thi, xét công nhận tốt nghiệp. Chi tiết quy định trong chương trình các môn học, modul.

4.3.  Hướng dẫn thi tốt nghiệp và xét công nhận tốt nghiệp

Thực hiện theo thông tư 09/2017/TT-BLĐTBXH ngày 13 tháng 03 năm 2017 của Bộ Lao động –  Thương binh xã hội Quy định việc tổ chức thực hiện chương trình đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng theo niên chế hoặc theo phương thức tích lũy mô-đun hoặc tín chỉ

Người học tích lũy đủ các môn học tương đương 83 tín chỉ của chương trình sẽ được xét công nhận và cấp bằng tốt nghiệp theo quy định.

 4.4 Các chú ý khác

– Sau khi lựa chọn các môn học, mô đun tự chọn, Nhà trường có thể sắp xếp lại thứ tự các môn học, mô đun trong chương trình đào tạo để thuận lợi cho việc quản lý.

– Có thể sử dụng một số môn học, mô đun đào tạo trong chương trình khung nêu trên để xây dựng chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp nhưng phải tạo điều kiện thuận lợi cho người học có thể học liên thông lên trình độ trung cấp và cao đẳng theo Luật giáo dục nghề nghiệp.

– Dựa theo chương trình này, khi đào tạo liên thông từ trình độ trung cấp lên cao đẳng, cần giảng dạy bổ sung những môn học, mô đun trong chương trình trung cấp không đào tạo./.

Đà Nẵng, ngày 01 tháng 11 năm 2019
HIỆU TRƯỞNG

(Đã ký)

ThS. Nguyễn Văn Tuấn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *